Categories
Sự kiện

Buổi trò chuyện “Chăm sóc sức khoẻ”

Bạn có biết “sâu răng là tai họa thứ ba của loài người sau tim mạch và ung thư”?! và có rất nhiều cô bé cậu bé dẫu đánh răng hàng ngày vẫn bị sâu răng?!

♥️♥️ Xuất phát từ tình yêu thương những bệnh nhân nhí nhỏ tuổi chịu đau đớn vì căn bệnh sâu răng mà có một người nha sĩ đã dành 1/4 thế kỷ để tìm hiểu lời giải cho vấn đề của hàng ngàn bệnh nhân, đồng thời thực hiện được hoài bão đã ấp ủ từ khi còn là cậu sinh viên sinh viên năm 3, khoa Răng hàm mặt trường đại học Y dược khoá 1978-1984. Con đường đi đến bằng sáng chế bàn chải răng thông minh vừa được Mỹ cấp bằng bảo hộ không phải là điều dễ dàng, tuy nhiên, vượt qua mọi khó khăn của cuộc sống, sự hạn hẹp của kinh phí nghiên cứu – Bác sĩ Chuyên khoa Răng – Hàm – Mặt Nguyễn Bá Hiền đã chinh phục được chặng đầu tiên trên bước đường vạn dặm của hành trình “vì một thế hệ không sâu răng”. 🎵️🎵Đến với chuyên đề thứ 5 của Cộng đồng thế hệ trẻ đổi mới sáng tạo YOREHUB vào một ngày đặc biệt và ý nghĩa như 20/11 này, chắc chắn chúng ta sẽ chứng kiến một câu chuyện xúc động của cuộc đời của một người đã tận hiến vì khoa học và đam mê, đồng thời cũng sẽ lắng nghe những câu chuyện xúc động của tình thầy trò.

Categories
Sự kiện

Lễ ra mắt F&B Renovation Hub

Ngày nay, chúng ta thật dễ dàng để bắt gặp những cửa hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống, từ những nhà hàng, quán ăn sang trọng hay những quán cóc vỉa hè nằm sâu trong những con hẻm. Cứ một cú lướt trên mạng xã hội thì lại thấy ít nhất một bài đăng liên quan đến món ăn, thức uống cực kỳ hấp dẫn. Với nhịp sống hối hả và vội vã như hiện nay, nhu cầu ăn ngoài của mọi người lại tăng lên chưa có dấu hiệu chững lại. Hầu như ai trong mỗi chúng ta đều là người tiêu dùng của những sản phẩm đồ ăn, thức uống mỗi ngày.

Vậy, bạn đã biết ngành nghề đang phát triển không ngừng đó được gọi là gì chưa? Và ngành nghề mà mỗi chúng ta đều là “khách hàng thân thiết” sẽ phát triển như thế nào? Hãy dành chút thời gian, cùng chúng mình tìm hiểu một chút nhé.

F&B (Food and Beverage Department) là cụm từ để chỉ ngành thực phẩm và dịch vụ ăn uống. Đây là một trong các lĩnh vực kinh doanh có tốc độ tăng trưởng lớn nhất bởi thị trường ngày càng mở rộng, nhu cầu ăn ngoài của con người ngày càng tăng.

Việt Nam là một nước đông dân, thích ăn ngoài, ham check-in bắt trend đã và đang trở thành thị trường lớn đầy tiềm năm cho ngành F&B. Thị trường hiện nay phát triển 540.000 cửa hàng ăn uống, đem lại doanh thu vượt hơn 282 triệu USD.

Dự đoán năm 2021 sẽ tiếp tục tăng. Trong bối cảnh người dân đã đánh mất lòng tin tiêu dùng vì thực phẩm bẩn thì xu hướng được dự báo tiếp tục định hình lại thị trường tiêu thụ thực phẩm trong những năm tới sẽ là 🌱THỰC PHẨM “ORGANIC” hay còn gọi là thực phẩm hữu cơ🌱.

Bởi vì, theo số liệu thống kế, hằng ngày thông tin về những nguy cơ có hại cho sức khỏe từ các thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc thì thực phẩm “organic” đang dần khẳng định chỗ đứng của mình trong thị trường F&B và được người tiêu dùng lựa chọn và tin dùng. Thực phẩm hữu cơ đem đến nhiều lợi ích sức khỏe cho người tiêu dùng, mặc dù có mức giá chênh lệch với thực phẩm thông thường nhưng đây vẫn là thị trường đầy tiềm năng và đáng để các doanh nghiệp khai thác trong tương lai.

Categories
Sự kiện

Chương trình “Café sáng tạo thứ bảy – nâng tầm nông sản Việt”

🔥🔥🔥Sáng ngày 23/1, tại hội trường C đã diễn ra buổi tọa đàm “Chương trình Café sáng tạo thứ Bảy – Nâng tầm nông sản Việt”do khoa CNTP lần đầu tiên kết hợp cùng IPGroup tổ chức. Hơn 400 SV đã có cơ hội gặp gỡ các nhà chuyên môn trong linh vực nghiên cứu và sáng chế như:

👉1. TS Ngô Đắc Thuần – chủ tịch HĐQT công ty cổ phần IPGroup;

👉2. ThS Phan Văn Hiệp – nhà sáng chế, GĐ công ty Giải pháp Công nghệ thông minh ITS;

👉3. PGS.TS Lê Nguyễn Đoan Duy – trưởng khoa CNTP trường Đại học Công nghệ thực phẩm Tp.HCM;

👉4. Ông Văn Tiến Thanh – TGĐ công ty cổ phần phân bón dầu khí Cà Mau;

👉5. Bà Bùi Thị Ngọc Linh – phó TGĐ công ty cổ phần Vinamit cùng hơn 20 đại biểu khách mời danh dự khác để cùng học hỏi, giao lưu kinh nghiệm về chủ đề “Nâng tầm nông sản Việt” và vai trò của ứng dụng khoa học công nghệ. ✔️✔️✔️Qua phiên toạ đàm, chương trình đã giúp sinh viên hiểu rõ hơn về thực trạng, tiềm năng, giá trị của nông sản Việt cũng như biết được những nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đã góp phần đổi mới, tối ưu hoá sản xuất, nâng cao giá trị gia tăng nông sản Việt, hướng đến phát triển bền vững; Đồng thời chương trình cũng định hướng nghiên cứu cho sinh viên, tạo bước đệm cho các bạn đến với nghiên cứu khoa học, từ đó hình thành ý tưởng Ứng dụng và Khởi nghiệp để tiếp tục nâng tầm giá trị nông sản Việt Nam.

Categories
Sự kiện

Nâng tầm nông sản Việt

Trong chương trình ”Nâng tầm nông sản Việt”, chúng ta sẽ có cơ hội gặp gỡ các diễn giả có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng và sáng chế. Bên cạnh đó, IP GROUP và Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Hồ Chí Minh cũng nhận được sự góp mặt của các cơ quan và doanh nghiệp lớn ở Việt Nam.

——-

THÔNG TIN VỀ DIỄN GIẢ:

🔥 Ông Phan Văn Hiệp, tốt nghiệp Thạc sỹ kỹ thuật Vô tuyến điện tử tại ĐH Bách Khoa Tp Hồ Chí Minh năm 2004. Ông đã có kinh nghiệm giảng dạy đại học đúng 20 năm. Ông thực hiện các công trình nghiên cứu ứng dụng ở lĩnh vực công nghệ sau thu hoạch, nghiên cứu ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao. Ông đã đoạt giải Nhất hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc với công trình sấy cá ứng dụng năng lượng mặt trời. Ông cũng được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen vì thành tích ứng dụng xuất sắc công trình đoạt giải vào đời sống và sản xuất. Hiện ông là Chủ tích hội đồng thành viên kiêm Giám đốc công ty TNHH Giải pháp công nghệ thông minh ITS, chuyên cung cấp các giải pháp sấy nông sản, thủy sản, dược liệu, thực phẩm, trái cây, … ứng dụng năng lượng mặt trời với công nghệ sấy động. Ông cũng là thành viên tham gia tích cực của diễn đàn Nông nghiệp xanh, Liên minh nông nghiệp công nghệ cao của Tp Hồ Chí Minh. 🔥 Ông Ngô Đắc Thuần (David Ngô) – Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty Cổ Phần IP Group. Ông có hơn 20 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tư vấn, đào tạo về giải các bài toán về CN, đổi mới sáng tạo – sáng chế. Ông đã đào tạo và tư vấn cho nhiều công ty lớn như: VinGroup, Viettel, FPT, Hòa Bình, Đạm Cà Mau, Vinamit, …. Ông là thành viên Vietnam Innovation Network và Trung Tâm Đổi Mới Quốc Gia của Bộ Kế Hoạch Đầu Tư và Bộ Khoa Học Công Nghệ. Ông Thuần từng làm việc tại một số công ty công nghệ hàng đầu của Mỹ, có nhiều bằng sáng chế và hiện đang kết nối với hàng trăm chuyên gia về đổi mới sáng tạo, sáng chế trên toàn thế giới.

Categories
Tin tức

YÊU CẦU BẢO HỘ trong đơn đăng ký sáng chế

👉 yêu cầu bảo hộ là một phần trong các nội dung chủ yếu của đơn đăng ký sáng chế.

💡 Và đây là một trong những việc cần phải thực hiện đầu tiên là lập yêu cầu bảo hộ cho sáng chế. Trên thực tế, đại diện sáng chế có thể phác thảo ra một số điểm yêu cầu bảo hộ tại buổi thảo luận với tác giả sáng chế. Điều này khẳng định là đại diện sáng chế hiểu rõ sáng chế.

⛔ Đại diện sáng chế có thể sử dụng một số loại “yêu cầu bảo hộ chi tiết” tại buổi thảo luận đầu tiên với tác giả sáng chế, bởi vì tác giả sáng chế thường không quen với ngôn ngữ của yêu cầu bảo hộ sáng chế.

📋 Do đó, đại diện sáng chế nên tránh sử dụng ngôn ngữ có tính trừu tượng cao để mô tả sáng chế tại buổi thảo luận đó.

🔒 Phần lớn đại diện sáng chế dự thảo một số điểm yêu cầu bảo hộ như là bước đầu tiên trong việc soạn thảo đơn. Yêu cầu bảo hộ là nội dung có tính chất pháp lý của đơn đăng ký sáng chế; mọi thứ diễn ra xoay quanh yêu cầu bảo hộ.

🔰 Cần bảo hộ cái gì?

✔️ Thông thường có ba yếu tố chính đó là:

①. Bảo hộ dưới dạng Bí Mật Kinh Doanh

②. Bảo hộ dưới dạng Bí Quyết Công Nghệ ③. Bảo hộ dưới dạng Bản Quyền Tác Giả

Categories
Tin tức

Đổi mới sáng tạo

Cụm từ trên chúng ta thấy rất nhiều nhưng để khai thác triệt để thì cần có công thức thông qua hoạt động của Trí Tuệ.

💡 Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam đã dành nhiều quan tâm cho hoạt động đổi mới sáng tạo.

❓ Tuy nhiên, doanh nghiệp chưa chú trọng đến việc tận dụng các giải pháp từ những sáng chế của Việt Nam cũng như sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu sáng tạo của thế giới để giải các bài toán về đổi mới sáng tạo tại Doanh nghiệp.

👉 Cũng như, các Doanh Nghiệp chưa nhận dạng được đâu là ý tưởng và sáng kiến mới, và cũng không nhận ra rằng các ý tưởng đó, sáng kiến đó có trùng với ai trên Thế giới hay chưa?

📒 Cũng không kém phần quan trọng là các sáng kiến đó phải được truyên tải nội dung như thế nào để đăng ký thành sáng chế hay giữ ở bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ.

💵 Thông thường, để thu hút đầu tư mở rộng sản xuất, thương mại hóa sản phẩm, doanh nghiệp mới chỉ chú trọng đến tài sản hữu hình mà chưa đánh giá đúng mức việc sử dụng tài sản trí tuệ, tải sản vô hình để thu hút vốn đầu tư từ các ngân hàng, tổ chức tín dụng, nhà đầu tư, v.v… ✈ Để đồng hành cùng doanh nghiệp trong giải quyết các bài toán này, 𝐈𝐏 𝐆𝐑𝐎𝐔𝐏 không những là nơi kết nối doanh nghiệp, các chuyên gia sáng tạo, sáng chế mà còn chia sẻ các phương pháp, công cụ và câu chuyện thành công về thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp.

Categories
Tin tức

Thông tin đổi mới sáng tạo cần biết

Theo Báo cáo đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2019 của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) là một khái niệm có nhiều nội dung, bao gồm 7 nhóm yếu tố là;

👉 Có 5 chỉ số tổng hợp đầu vào;

①. Thể chế,

②. Nguồn nhân lực và nghiên cứu,

③. Cơ sở hạ tầng,

④. Mức độ phát triển thị trường,

⑤. Mức độ phát triển kinh doanh,

💵 Có 2 chỉ số tổng hợp đầu ra;

⑥. Sản phẩm tri thức và công nghệ,

⑦. Hàm lượng sáng tạo.

🇪🇺 Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) cũng có hướng dẫn đổi mới sáng tạo được phân loại thành 4 loại hình, có ý nghĩa thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm:

𝟏. Đổi mới sáng tạo sản phẩm,

𝟐. Đổi mới sáng tạo quy trình hoạt động,

𝟑. Đổi mới sáng tạo hệ thống quản lý,

𝟒. Đổi mới sáng tạo về các hoạt động Marketing.

👉 Từ các quan điểm trên có thể thấy “năng lực đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp” được xem là khả năng mà doanh nghiệp có được để biến ý tưởng sáng tạo kết hợp các nguồn lực đầu vào thành sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường.

💡 Đổi mới sáng tạo (Innovation) được coi là một tiền để rất quan trọng để tạo ra năng lực cạnh tranh mạnh mẽ nhằm thúc đẩy tăng trưởng dài hạn của công ty trong môi trường kinh doanh đầy tính cạnh tranh như hiện nay.

💡 Chính vì điều đó, các doanh nghiệp luôn không ngừng nâng cao nâng lực đổi mới, sáng tạo cho sự tồn tại và phát triển, và cũng là bước đệm cho doanh nghiệp chinh phục những tầm cao mới, nhờ vào tài sản trí tuệ, tài sản vô hình có được từ các sáng tạo, sáng chế từ đội ngũ R&D. 📸 Cho đến hiện tại, chủ đề đổi mới sáng tạo ngày càng thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, các nhà quản trị doanh nghiệp và các nhà hoạch định chính sách.

Categories
Tin tức

Các loại quyền sở hữu trí tuệ căn bản

📝 quyền sở hữu trí tuệ được tóm tắt như sau;

①. Sáng chế;

🏆 Là văn bản pháp lý trao cho chủ sở hữu độc quyền kiểm soát việc sử dụng sáng chế, nhằm ngăn cấm người khác sản xuất, sử dụng hay bán sáng chế mà không được phép của chủ sở hữu.

②. kiểu dáng công nghiệp;

🏆 Chủ Sở Hữu kiểm soát việc khai thác các yếu tố trang trí của sản phẩm.

③. Nhãn hiệu hàng hóa;

🏆 Cho phép chủ sở hữu khẳng định nguồn gốc của hàng hóa với công chúng.

④. Nhãn hiệu dịch vụ;

 ️🏆 Cho phép CSH xác nhận nguồn gốc của dịch vụ với công chúng.

⑤. Quyền tác giả; 🏆 Thể hiện nguyên gốc và “tác phẩm của tác giả”. Người tạo ra tác phẩm được gọi là tác giả.

Categories
Tin tức

Quyền sở hữu trí tuệ là gì?

✡️ sở hữu trí tuệ (SHTT) là tên gọi chung dùng để chỉ sáng chế, nhãn hiệu, quyền tác giả, kiểu dáng công nghiệp và các loại tài sản vô hình khác được hình thành từ hoạt động sáng tạo của trí tuệ và hiểu theo nghĩa rộng nhất thì chúng không tồn tại ở dạng vật chất bất kỳ.

💵 Giống như các loại tài sản khác, sở hữu trí tuệ cũng được sở hữu và có thể tạo ra được thu nhập. Do đó, có thể coi sở hữu trí tuệ là một tài sản.

sở hữu trí tuệ thường là kết quả của sự đầu tư và sẽ tạo ra lợi nhuận dưới dạng này hay dạng khác. sở hữu trí tuệ khác với các loại tài sản khác vì nó không có hình dạng và không tồn tại ở dạng vật chất bất kỳ vì đó là trí tuệ, là sự sáng tạo và ý tưởng của con người.

🔒 Có nhiều loại quyền sở hữu trí tuệ khác nhau và mỗi loại được điều chỉnh bởi các quy định pháp luật riêng biệt. Thông thường, quyền sở hữu trí tuệ được chia thành hai nhánh, gồm “quyền sở hữu công nghiệp” và “quyền tác giả”.

🛠 Quyền sở hữu công nghiệp gồm các loại tài sản được tạo ra chủ yếu nhằm mục đích cải tiến công nghệ, công nghiệp và thương mại như sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ, bí mật thương mại và chỉ dẫn địa lý. 👉 Các loại quyền sở hữu trí tuệ: sẽ được đề cập ở bài tiếp theo.

Categories
Tin tức

Bản mô tả sáng chế là gì?

📌 Theo quy định tại Điều 102 Luật sở hữu trí tuệ 2005, bản mô tả sáng chế gồm phần mô tả sáng chế và phạm vi bảo hộ sáng chế

📕 Phần mô tả sáng chế phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

➊ Bộc lộ đầy đủ và rõ ràng bản chất của sáng chế đến mức căn cứ vào đó người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng có thể thực hiện được sáng chế đó;

➋ Giải thích vắn tắt hình vẽ kèm theo, nếu cần làm rõ thêm bản chất của sáng chế;

➌ làm rõ tính mới, trình độ sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp của sáng chế. 💯 Phạm vi bảo hộ sáng chế phải được thể hiện dưới dạng tập hợp các dấu hiệu kỹ thuật cần và đủ để xác định phạm vi quyền đối với sáng chế và phải phù hợp với phầnmô tả sáng chế và hình vẽ.

Nguồn: ST

Categories
Tin tức

Bảo hộ sáng chế là gì?

1. 𝑲𝒉𝒂́𝒊 𝒏𝒊𝒆̣̂𝒎:

💡 𝗦𝗮́𝗻𝗴 𝗰𝗵𝗲̂́ là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.

💡 𝗦𝗮́𝗻𝗴 𝗰𝗵𝗲̂́ được bảo hộ độc quyền dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế hoặc Bằng độc quyền giải pháp hữu ích.

𝟮. 𝗚𝗶𝗮̉𝗶 𝗽𝗵𝗮́𝗽 𝗸𝘆̃ 𝘁𝗵𝘂𝗮̣̂𝘁:

🏗 Giải pháp kỹ thuật – đối tượng được bảo hộ dưới danh nghĩa là 𝙨𝙖́𝙣𝙜 𝙘𝙝𝙚̂́ là tập hợp cần và đủ các thông tin về cách thức kỹ thuật và/hoặc phương tiện kỹ thuật (ứng dụng các quy luật tự nhiên) nhằm giải quyết một nhiệm vụ (một vấn đề) xác định.

Giải pháp kỹ thuật có thể thuộc một trong các dạng sau đây:

(𝐢) 𝐒𝐚̉𝐧 𝐩𝐡𝐚̂̉𝐦:

💡 – sản phẩm dưới dạng vật thể, ví dụ dụng cụ, máy móc, thiết bị, linh kiện, mạch điện…, được thể hiện bằng tập hợp các thông tin xác định một sản phẩm nhân tạo được đặc trưng bởi các dấu hiệu (đặc điểm) kỹ thuật về kết cấu, sản phẩm đó có chức năng (công dụng) như một phương tiện nhằm đáp ứng nhu cầu nhất định của con người; hoặc

💡 – Sản phẩm dưới dạng chất (gồm đơn chất, hợp chất và hỗn hợp chất), ví dụ vật liệu, chất liệu, thực phẩm, dược phẩm…, được thể hiện bằng tập hợp các thông tin xác định một sản phẩm nhân tạo được đặc trưng bởi các dấu hiệu (đặc điểm) kỹ thuật về sự hiện diện, tỷ lệ và trạng thái của các phần tử, có chức năng (công dụng) như một phương tiện nhằm đáp ứng nhu cầu nhất định của con người; hoặc sản phẩm dưới dạng vật liệu sinh học, ví dụ gen, thực vật/động vật biến đổi gen…, được thể hiện bằng tập hợp các thông tin về một sản phẩm chứa thông tin di truyền bị biến đổi dưới tác động của con người, có khả năng tự tái tạo;

(𝒊𝒊) 𝑸𝒖𝒚 𝒕𝒓𝒊̀𝒏𝒉 𝒉𝒂𝒚 𝒑𝒉𝒖̛𝒐̛𝒏𝒈 𝒑𝒉𝒂́𝒑 (quy trình sản xuất; phương pháp chẩn đoán, dự báo, kiểm tra, xử lý, v.v.) được thể hiện bằng một tập hợp các thông tin xác định cách thức tiến hành một quá trìn, một công việc cụ thể được đặc trưng bởi các dấu hiệu (đặc điểm) về trình tự, thành phần tham gia, biện pháp, phương tiện thực hiện các thao tác nhằm đạt được mục đích nhất định.

𝟯. Đ𝗶𝗲̂̀𝘂 𝗸𝗶𝗲̣̂𝗻 𝗯𝗮̉𝗼 𝗵𝗼̣̂:

𝟑.𝟏 𝙎𝙖́𝙣𝙜 𝙘𝙝𝙚̂́ được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện sau:

– 𝑪𝒐́ 𝒕𝒊́𝒏𝒉 𝒎𝒐̛́𝒊;

– 𝑪𝒐́ 𝒕𝒓𝒊̀𝒏𝒉 đ𝒐̣̂ 𝒔𝒂́𝒏𝒈 𝒕𝒂̣𝒐;

– 𝗖𝗼́ 𝗸𝗵𝗮̉ 𝗻𝗮̆𝗻𝗴 𝗮́𝗽 𝗱𝘂̣𝗻𝗴 𝗰𝗼̂𝗻𝗴 𝗻𝗴𝗵𝗶𝗲̣̂𝗽.

𝟑.𝟐 𝑺𝒂́𝒏𝒈 𝒄𝒉𝒆̂́ được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu đáp ứng các điều kiện sau:

– 𝗖𝗼́ 𝘁𝗶́𝗻𝗵 𝗺𝗼̛́𝗶;

– 𝗞𝗵𝗼̂𝗻𝗴 𝗽𝗵𝗮̉𝗶 𝗹𝗮̀ 𝗵𝗶𝗲̂̉𝘂 𝗯𝗶𝗲̂́𝘁 𝘁𝗵𝗼̂𝗻𝗴 𝘁𝗵𝘂̛𝗼̛̀𝗻𝗴;

– 𝘾𝙤́ 𝙠𝙝𝙖̉ 𝙣𝙖̆𝙣𝙜 𝙖́𝙥 𝙙𝙪̣𝙣𝙜 𝙘𝙤̂𝙣𝙜 𝙣𝙜𝙝𝙞𝙚̣̂𝙥.

𝟰. 𝗖𝗮́𝗰 đ𝗼̂́𝗶 𝘁𝘂̛𝗼̛̣𝗻𝗴 𝗸𝗵𝗼̂𝗻𝗴 đ𝘂̛𝗼̛̣𝗰 𝗯𝗮̉𝗼 𝗵𝗼̣̂ 𝗱𝘂̛𝗼̛́𝗶 𝗱𝗮𝗻𝗵 𝗻𝗴𝗵𝗶̃𝗮 𝘀𝗮́𝗻𝗴 𝗰𝗵𝗲̂́:

Các đối tượng không được bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế được quy định trong Điều 59 Luật Sở hữu trí tuệ. Cụ thể là:

– Phát minh, lý thuyết khoa học, phương pháp toán học;

– Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động trí óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh; chương trình máy tính;

– Cách thức thể hiện thông tin;

– Giải pháp chỉ mang đặc tính thẩm mỹ;

– Giống thực vật, giống động vật;

– Quy trình sản xuất thực vật, động vật chủ yếu mang bản chất sinh học mà không phải là quy trình vi sinh;

– Phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán và chữa bệnh cho người và động vật.

-st-

=================

🌐 https://ipplus.vn

☎  𝟬𝟵𝟰𝟵 𝟴𝟭𝟴 𝟴𝟯𝟯

#baohosangche

#dangkysangche

#sangchelagi #ipgroup

TECHNOLOGY CONSULTING AND INTELLECTUAL PROPERTY IP GROUP COMPANY LIMITED

We are always ready to address your questions.
Don't hesitate to contact us!

Contact information

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN CÔNG NGHỆ VÀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ IP GROUP

Chúng tôi luôn sẵn lòng giải đáp các thắc mắc của bạn.
Đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi!

Thông tin liên hệ